Duy Mạnh là trụ cột của hàng phòng ngự tuyển Việt Nam, nên ngay từ lúc này HLV Kim Sang Sik phải tính đến phương án thay thế. Các trung vệ thường xuyên thi đấu dưới thời HLV Kim Sang Sik có Thanh Bình, Bùi Hoàng Việt Anh.
Trong đợt tập trung này, nhà cầm quân người Hàn Quốc đón sự trở lại của nhiều trụ cột là Quế Ngọc Hải, Thành Chung, ngoài ra Đình Trọng cũng sẵn sàng nhận lệnh triệu tập lên tuyển Việt Nam.
Sau khi hội quân ngày 30/8, tuyển Việt Nam có gần 1 tuần tập luyện chuẩn bị cho trận gặp Nga (5/9) và gặp Thái Lan (10/9). Hai trận đấu này đều diễn ra vào lúc 20h trên SVĐ Mỹ Đình.
Suốt 3 năm trung học, Vạn Đông chưa từng ngủ một đêm trọn vẹn. Anh thường dậy lúc 4h và đi ngủ vào 1h. Trong mắt bạn bè, Vạn Đông là mọt sách vì lúc nào cũng cắm mặt vào sách vở. Bởi anh hiểu nếu việc lơ là trong học tập sẽ khó thực hiện ước mơ.
"Tương lai gia đình cần phải cải thiện, bằng sự nỗ lực không ngừng tôi mới mang lại hy vọng cho người thân và tạo ra những cơ hội không giới hạn trong tương lai", Vạn Đông chia sẻ.
Sự cố gắng được đền đáp bằng kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2019, Vạn Đông đỗ vào Đại học Thanh Hoavới số điểm 713. Sau đó, câu chuyện chàng trai chuyển gạch bật khóc ở công trường vì nhận được giấy trúng tuyển đỗ đại học top 1 châu Á khiến nhiều người quan tâm.
Thời điểm đó, phần lớn mọi người gửi lời chúc mừng Vạn Đông. Nhưng có một số người cho rằng, nam sinh xuất phát điểm thấp kém vào Đại học Thanh Hoa không giải quyết việc gì. Không để tâm đến ý kiến tiêu cực, anh điều chỉnh tâm lý chuẩn bị bước chân vào đại học. Quá trình này giúp anh rèn luyện được tính kiên trì và ví bản thân như 'cỏ mọc trong khe đá'.
Cầm trên tay giấy trúng tuyển của Đại học Thanh Hoa, anh biết đây là niềm hy vọng về tương lai của cả bản thân và gia đình. Tuy nhiên, niềm vui chưa lâu Vạn Đông lo lắng không đủ tiền vào đại học. Nhiều đêm không ngủ, anh nghĩ cách theo đuổi ước mơ. May mắn thời điểm này, Đại học Thanh Hoa triển khai chương trình vay vốn và trợ cấp chi phí sinh hoạt và ăn ở cho sinh viên nghèo.
Vào đại học, Vạn Đông tiếp tục đối mặt với thách thức chọn ngành. Ban đầu, anh chọn Quản lý tự động, tuy nhiên ngành này yêu cầu trình độ sử dụng máy tính thành thạo. Sinh ra ở vùng núi nghèo, Vạn Đông không được tiếp xúc với máy tính, nên kiến thức còn hạn chế.
Biết được hoàn cảnh, nhà trường đồng ý hỗ trợ anh đổi sang ngành Quản lý thông tin. Để theo kịp bạn bè, Vạn Đông dành ra 3 tiếng/ngày trong phòng máy để học lập trình và cách sử dụng Word, Powerpoint và Excel,...
Nỗ lực ngày đêm, anh cũng bù đắp được những khiếm khuyết và có sự tiến bộ nhanh chóng. Ngoài việc chăm chỉ học tập, anh dành thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa của trường. Do đó, Vạn Đông không chỉ tiếp thu được kiến thức phong phú, còn rèn luyện được thể chất và trở nên hoạt bát hơn.
Tháng 9/2023, Vạn Đông tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa ngành Quản lý thông tin. Sau đó, nhiều người cho rằng anh sẽ ở lại thành phố làm việc, nhưng Vạn Đông quyết định về quê nộp hồ sơ thi công chức vào vị trí đặc biệt có điều kiện tuyển chọn khắt khe.
Trên thực tế, nếu ở lại trường học thạc sĩ hoặc đi làm ở các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn. Nhưng cuối cùng anh vẫn quyết định về quê thi công chức. Hiện tại, Vạn Đông đã thi đỗ công chức và trở thành Ủy viên Văn phòng thành ủy Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc).
Về quê làm việc, anh phải đối mặt với khó khăn như vị trí địa lý và môi trường khắc nghiệt. Nhiều người bất ngờ trước quyết định của Vạn Đông. Họ cho rằng, việc quay lại vùng đất cằn cỗi đồng nghĩa anh từ bỏ tương lai tươi sáng. Nhưng với anh, lựa chọn về quê để cống hiến là quyết định đúng đắn.
Nói về lý do, anh cho hay: "Sự giàu có và thành đạt không phải điều tôi mong muốn. Tôi muốn trở thành ngọn lửa cháy âm ỉ truyền được hơi ấm". Dù có nhiều lựa chọn theo đuổi ước mơ, nhưng với Vạn Đông ngay cả trong bùn cũng phải nhìn lên bầu trời, lúc đó sẽ tìm thấy ánh sáng.
Trong khi đó, mọi người lại cho rằng với năng lực của Vạn Đông để tìm việc tại thành phố hoặc đi theo con đường nghiên cứu là điều dễ dàng. Nhưng với anh, lựa chọn về quê không sai. Bởi anh xuất thân ở miền núi, nên hiểu rõ khó khăn và biết điều họ cần hoặc muốn.
Ban đầu, Chelsea cố gắng mượn chân sút 25 tuổi vì không muốn trả số tiền giải phóng hợp đồng lên đến 110 triệu bảng Anh.
Đề xuất mượn Osimhen bị Napoli từ chối. Đội bóng ở Serie A đồng ý thương vụ riêng trị giá 38 triệu bảng để ký với Romelu Lukaku.
Mới đây, Osimhen nộp đơn xin chuyển nhượng lên lãnh đạo Napoli. Ngoài Chelsea, Paris Saint Germain cũng quan tâm đến chân sút gốc Nigeria.
Sở dĩ đội bóng thành London chùn bước bởi họ đang muốn cắt giảm quỹ lương. Đó cũng là lý do khiến Sterling phải tìm bến đỗ mới trước khi phiên chợ hè đóng cửa.
Với nguy cơ thương vụ Osimhen đổ bể, Chelsea sẽ chuyển hướng sang hai mục tiêu khác rẻ hơn là Federico Chiesa (Juventus) và Dominic Calvert-Lewin (Everton).
HLV Enzo Maresca đã mang về 5 cầu thủ tấn công trong số 11 tân binh kỳ chuyển nhượng hè này. Thế nhưng, ông vẫn muốn tuyển thêm tiền đạo để cạnh tranh với Nicolas Jackson và Marc Guiu.
" alt=""/>Chelsea hủy kèo Osimhen vì cú sốc tiền lương